Hình ảnh Đức Phật quen thuộc với chúng ta, ngài thường xuất hiện trong các đền chùa. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni lại không cạo đầu chưa? Để biết rõ hơn câu trả lời này. Cùng theo dõi bài viết của tuongmequanamda nhé.
MỤC LỤC
Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà tu hành, nhà truyền giáo, nhà thuyết giảng, nhà triết học và đạo sư sống ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập Phật giáo. Sinh ra ở vùng đất ngày nay là Nepal nhưng khoảng thời gian quan trọng nhất của Tất-đạt-đa gắn liền với các khu vực mà ngày nay là Ấn Độ khi Ngài đi xuống phía Đông và Nam để truyền đạo. Tín đồ Phật giáo xem Ngài là người đầu tiên hoàn toàn giác ngộ để đạt niết bàn thành Phật.
Ngài vốn xuất thân là một thái tử thuộc vương tộc Gautama của tiểu quốc Shakya ở vùng Kapilavastu. Tuy nhiên, Ngài sớm từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để lên đường đi tìm chánh đạo. Sau 6 năm tu đạo, Ngài chứng được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ.
Tại Sao Phật Thích Ca không Cạo Đầu?
Đi tìm con đường chân lý
Ở tuổi 29, Thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ cơ hội làm vua và quyết tìm kiếm con đường chân lý. Ngài vượt thành Ca tỳ la vệ và khi qua khỏi sông A-nô-ma, thái tử Tất Đạt Đa đã dùng thanh gươm cạo sạch râu tóc và gởi râu tóc đó cho người hầu là Xa-Nặc mang về hoàng cung trình với đức vua Tịnh Phạn rằng thái tử Tất Đạt Đa không chết đi mà người đang tìm con đường chân lý và hẹn ngày tái ngộ.
Trong 6 năm tu khổ hạnh thì Thái tử không cạo tóc vì tu khổ hạnh và không bận tâm đến hình thể của mình. Nhưng sau khi giác ngộ, mỗi tháng đức Phật đều cạo đầu và các đệ tử của Ngài cũng cạo đầu theo.
Có lần đức Phật dạy các tu sĩ, mỗi ngày và tối thiểu nửa tháng sờ trên đầu mình để biết rất rõ là mình không còn tóc nữa và biến đầu trọc này trở thành thông điệp: vì tôi là người xuất gia từ bỏ cái răng, cái tóc vốn là gốc con người; tôi phải trở thành là một thánh nhân. Tôi phải phấn đấu để trở thành nhân cách đặc biệt hơn những người phàm tục khác. Và râu tóc được đức Phật ví như là biểu tượng của người đời, của các hành vi phàm, của lối sống phàm và cạo râu tóc là thông điệp vượt trên lối sống phàm đó.
Phật Thích Ca Mâu Ni lại không cạo đầu được các nghệ nhân khắc họa
Các nghệ nhân bao gồm thợ điêu khắc chạm trổ và các họa sĩ khi khắc chạm và vẽ tượng hay ảnh của Đức Phật thì dựa vào 32 tướng đại nhân được mô tả trong các Kinh. Một trong 32 tướng đại nhân mà đức Phật có là tướng tóc xoắn mà theo nhân tướng học Ấn độ là biểu tượng của người thông minh.
Đó là nhân tướng học, còn khi đức Phật đi xuất gia cho đến lúc ngài qua đời thì đức Phật cạo tóc đều mỗi tháng. Nhưng vì chúng ta quen 32 tướng đại nhân đó mà ở Trung quốc và Việt Nam thường dịch trật là 32 tướng tốt cho nên khi nắn tượng và vẽ hình đức Phật thì người ta vẫn quen việc để tóc cho Ngài và điều đó là không thích hợp.
Sa môn đầu trọc
Trong một số kinh điển, các vị đạo sĩ Bà la môn biếm nhẽ đức Phật Thích Ca là “Sa môn đầu trọc” vốn để phân biệt khác với Sa môn Kỳ Na giáo tức là Sa môn tu hạnh không mặc áo quần và Sa môn duy vật tức là những người chủ trương vật chất là nguyên nhân đầu tiên.
Cho nên biệt hiệu của ngài là “Sa môn đầu trọc”. Sa môn được hiểu nôm na là ông thầy tu không tin vào Thượng đế và số phận. Về sau này thì trong Phật giáo ít dùng đến khái niệm Sa môn mà gọi là Tăng sĩ thôi, không nêu rõ đạo Phật là đạo vô thần. Vào thời đức Phật người ta gọi ngài là sa môn Gôtama, tức là tăng sĩ vô thần hay thầy tu vô thần có họ là Gôtama. Đệ tử gọi Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là bậc Giác ngộ, bậc hiền triết của nước Sakya vậy thôi.
Vì sao tượng Phật luôn có tóc?
Việc Đức Phật cạo đầu như những người xuất gia theo ngài là điều được khẳng định trong kinh sách. Vậy tại sao tranh, tượng thường thể hiện ngài với mái tóc rất dày, gồm những lọn hình xoắn ốc?
Thực tế, các nhà khảo cổ không hề tìm thấy hình tượng nào của Đức Phật được tạo ra trong khoảng 500 -600 năm sau khi ngài thành đạo. Ngoài ra còn những vật mang tính biểu tượng như cây bồ đề, bánh xe pháp.
Phải đến thế kỷ đầu Công nguyên, người ta mới bắt đầu tạc tượng Phật, trong đó 2 trung tâm tạc tượng nổi tiếng là Mathura (Ấn độ) và Gandhara (Pakistan).
Một số kinh sách như kinh Brahmayu, kinh Tướng ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ. Đặc điểm này có được nhờ công đức tu hành trong vô lượng tiền kiếp. Còn tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải là biểu hiện của sự thông minh.
Khi tạc tượng Phật, các nghệ nhân muốn làm nổi bật, nhấn mạnh những tướng tốt của ngài, trong đó có 2 tướng kể trên. Người đời sau cũng theo đó mà tạc tượng, vẽ hình Phật, gây ra hiểu lầm rằng ngài vẫn để tóc trong khi toàn bộ tăng ni đều cạo đầu.
Trên đây là nội dung về Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni lại không cạo đầu, nếu quý khách hàng là gia chủ hay Phật tử có nhu cầu mua thỉnh tượng Phật đá thì hãy liên hệ ngay với Phạm Gia ngay để được tư vấn.