Trong Phật giáo của các nước Đông Nam Á, Đông Á thì Phật Quan Âm Bồ Tát thường được khắc họa trong hình tướng nữ. Vậy Tại sao tượng Phật Quan Âm Bồ Tát ở Tây Tạng lại có hình tướng nam? Cùng tuongmequanamda tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Sự ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ
Tây Tạng là đất nước có truyền thống Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới. Và ở đây tiếp xúc trực tiếp với nền Phật giáo Ấn Độ. Trong các quyển kinh điển trong Phật giáo Ấn Độ thì các vị Phật và Bồ Tát được khắc họa trong hình tướng nam với 32 vị tướng đại nhân. Bồ Tát Quan Thế Âm (Avalokiteshvara Bodhisattva) cũng không phải là ngoại lệ.
Hiểu nôm na là 32 tướng đại nhân là 32 hình tướng tốt. Theo quan điểm nguyên thủy của Ấn Độ thì tướng đại nhân có sự khác biệt so với cơ thể của một người bình thường. Ví dụ như trên đầu có nhục kế, tóc xoăn, có sợi lông trắng ở giữa lông mày. Nếu sở hữu cả 32 tướng tốt thì người đó sau này có thể trở thành bậc thánh nhân, sở hữu trí tuệ, giác ngộ tốt.
Phật Quan Âm Bồ Tát ở Tây Tạng được tiếp nhận trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ nên những bức tranh vẽ đều được miêu tả dưới hình tướng nam có diện mạo thanh tịnh, đẹp đẽ.
Tại Trà Vinh từng được phát hiện một bức tượng Quan Âm được điêu khắc bằng đá sa thạch, mang đậm dấu ấn Ấn Độ. Điều đặc biệt là bức tượng này có hình dáng nam. Khác hẳn hình tượng mà mọi người biết.
“Nữ tướng hoá” Bồ Tát Quan Thế Âm
Bồ Tát Quan Thế Âm là biểu tượng cho tâm đại từ đại bi, luôn lắng nghe đau khổ của chúng sanh và đi khắp bốn phương để cứu khổ cứu nạn. Theo quan điểm Trung Quốc từ xưa đến nay, người mẹ là hình tượng cho sự yêu thương vô bờ bến. Nên sau khi du nhập tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, người Trung đã mạnh dạn thay đổi hình tượng của Bồ Tát Quan Thế Âm từ nguyên thủy là người nam đại diện cho trí tuệ trở thành hình tướng nữ đại diện cho sự yêu thương.
Theo sách sử, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam còn trước Trung Quốc. Nhưng sau 1 ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam cũng ảnh hưởng ít nhiều về Phật giáo Trung Quốc. Điều này giải thích cho việc vì sao Bồ Tát Quan Thế Âm tại Việt Nam là nữ mang bạch y, tay cầm bình cam lồ và nhánh dương liễu. Những quốc gia xung quanh cũng chịu sự ảnh hưởng như vậy.
Hình tướng của Bồ Tát Quan Âm có quan trọng?
Việc Bồ Tát Quan Thế Âm ở trong hình tướng nam của Phật giáo Tây Tạng hay hình tướng nữ trong Phật Giáo Đông Á thì chỉ là hóa thân của Người theo quan niệm của các nền văn hóa khác nhau. Việc thờ cúng tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong hình tướng nào cũng không quan trọng bằng tâm của bạn. Chỉ cần nhất tâm làm theo hạnh nguyện của Ngài thì dù là trong thân tướng nào đi nữa cũng đều cảm ứng.
Trải qua ngàn năm, hình tướng Bồ Tát Quan Thế Âm là người nữ đã ăn sâu vào trong tâm trí người Việt Nam. Vì thế, có nhiều người gọi là Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, hay Mẹ Quan Âm, Phật Bà Quan Âm,…
Những thông tin trên của tuongmequanamda đã giải đáp cho bạn về thông tin Tại sao tượng Phật Quan Âm Bồ Tát ở Tây Tạng lại có hình tướng nam? Hiện nay, cơ sở điêu khắc đá Phạm Gia là một trong những nơi sản xuất tượng Phật đá nhận được nhiều đánh giá cao bởi các khách hàng vì giá thành hợp lý, mẫu mã đẹp và luôn hỗ trợ khách hàng hết mình. Nếu như bạn có nhu cầu mua tượng Phật đá thì đừng quên liên hệ ngay với Cơ sở điêu khắc đá Phạm Gia nhé!