Những lời răn dạy của Phật Tổ Như Lai luôn được các Phật tử ghi nhớ trong lòng. Tuy nhiên, với nhiều thắc mắc rằng Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai có quan hệ gì với nhau? Trong bài viết dưới đây, tuongmequanamda sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên nhé!
MỤC LỤC
Phật Tổ Như Lai là ai?
Phật Tổ Như Lai còn được biết đến với cái tên khác là Phật Thích Ca. Vì vậy, khi nói Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai có quan hệ như thế nào? Thì cả hai cái tên đều chỉ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Truyền thuyết kể lại rằng, Phật Tổ Như Lai sinh ngày 8 tháng 4 năm 624 TCN. Ngài là Thái tử Gotama Siddhartha – Tất Đạt Đa. Mẹ của Ngài là Hoàng hậu Maha Maya nằm mơ thấy một con voi trắng từ núi vàng hiện ra, tặng và một bông sen trắng.
Khi thức dậy, bà kể chuyện này cho nhà vua nghe. Nhà vua liền triệu các nhà hiền triết, thầy bói và nhà thông thái đến. Họ tin rằng đây là thời đứa trẻ sinh ra tương lai sẽ thông minh, đức độ. Điều này thể hiện ra khi Ngài biết đi. Mỗi bước đi của Ngài đều hiện ra một bông sen trắng.
Từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa sống trong vinh hoa, phú quý nhưng đã từ bỏ sau khi chứng kiến những đau khổ, bệnh tật, chết chóc của thế nhân và sự ung dung của một vị đạo sĩ đã khiến Ngài từ bỏ tất cả và đi tìm con đường cứu khổ cứu nạn, sáng lập ra đạo Phật.
Chính Ngài đã tìm ra chân lý và truyền nó cho thế gian để họ thoát khỏi phiền não, đau khổ. Dù đã trải qua mấy ngàn năm, nhưng lời dạy của Phật Tổ Như Lai vẫn còn nguyên giá trị nhân văn sâu sắc.
Quá trình khổ luyện tu hành của Phật Tổ Như Lai
Ban đầu Phật Thích Ca chọn đi theo con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Nhưng sau 5 năm tu luyện, cơ thể Ngài quá suy nhược và cận kề cái chết. Lúc này, Ngài quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh và đi tìm phương pháp khác. Chợt nhớ ngày thơ ấu ngồi thiền dưới gốc cây mận, càng nghĩ càng thấy tâm sáng và đầu óc minh mẫn.
Sau 49 ngày thiền định, tâm trí người khai quang phấn chấn. Sau khi tắm rửa ở sông Nairanjana, người xếp cỏ thành tọa cụ và bồ-đoàn. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây bồ đề, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana.
Cuối cùng, Ngài đạt Diệt-Thọ-Tưởng định (Nirodha-samapatti), tỏa ra uy năng chiếu khắp Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Lúc này, Ma vương Mara không muốn ông đắc đạo nên đã đưa ra nhiều phương thức quấy rối nhưng đều thất bại. Thái tử Tất Đạt Đa chính thức biết mình là Phật, một bậc Giác ngộ và biết rằng mình sẽ không tái sinh một lần nào nữa.
Một vị Phạm Thiên đã thỉnh cầu Ngài hoằng dương chánh pháp. Với lòng thương yêu chúng sinh, Ngài chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó Tất Đạt Đa có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Đến năm 80 tuổi, Ngài quyết định sẽ nhập cõi niết bàn vì Ngài biết việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn. Ngài chọn vườn cây ở Sala ở Kusinara làm nơi yên nghỉ. Gương mặt Ngài thư thái, nằm nghiêng và chân phải đặt lên chân trái
Xá lợi Phật Thích Ca
Có nhiều người không phải tín đồ Phật giáo tin rằng có Xá Lợi Phật Thích Ca. Đến khi năm 1898, ông Peppé khảo cổ tại vùng Pīprāvā, phía Nam nước Népal đã tìm thấy được hai chiếc bình bằng đá chứa viên xá lợi. Chiếc bình đã chứng minh việc phân chia xá lợi của Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật NIết bàn hoàn toàn là sự thật.
Sau khi qua đời, Xá lợi của Tất-đạt-đa Cồ-đàm được chia thành 8 phần, gồm:
- Xứ Magadha xây tháp thờ xá lợi Phật ở Rajagriha
- Xứ Vajji xây tháp ở Vesali,
- Xứ Sakya xây tháp ở Mungali
- Xứ Koliya xây tháp ở Ramagama
- Xứ Buliya xây tháp ở Allakappa
- Vị Bà-la-môn xây tháp thờ ở Vethadipa
- Xứ Malla nhận 2 phần xá lợi, xây một tháp ở thủ đô Pava và một tháp khác tại Kusinagar.
Nhiều thế kỷ sau đó, vua Ashoka đã tập hợp các xá lợi, cho xây cất và tôn thờ thành 84.000 tháp.
Trên đây là những thông tin về Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai có quan hệ như thế nào? Chúc bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về Phật pháp nhé!