Trong Phật giáo, Quan Âm Bồ Tát là người luôn cứu khổ cứu nạn chúng sinh và chiếm được vị trí quan trọng trong lòng các Phật tử. Những đất nước có truyền thống Phật giáo đều tộn thờ Người. Có nhiều người thắc mắc rằng Tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật? mà chỉ là Bồ Tát. Dưới đây, tuongmequanamda sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn.
MỤC LỤC
Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?
Bồ Tát, gọi đầy đủ là Bồ đề Tát đỏa, phiên âm Phạn ngữ là Bodhisattva. Có ý nghĩa là giác hữu tình hay hữu tình đã giác ngộ, trở lại giác ngộ hữu tình khác. Hiểu đơn giản hơn chính là bậc đã giác ngộ chân lý và quay trở lại để giúp đỡ, giáo hóa những người còn u mê, lạc lối trong con đường tu tập.
Trong Phật giáo, Ngài được ví như người đánh thức những chúng sanh đang chìm đắm trong dục vọng, lầm lỗi để cứu độ, soi đường dẫn lối để trở về chánh đạo. Từ Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn là “Avalokitesvara”. Có nghĩa là vị Bồ tát có thể nghe thấy âm thanh thế gian đau khổ mà đến cứu độ. Nơi nào có chúng sinh lầm than, chìm trong đau khổ thì Ngài sẽ hiển linh để cứu khổ cứu nạn.
Xuất thân của Quan Âm Bồ Tát
Có rất nhiều sự tích, truyền thuyết về xuất thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Mọi câu chuyện khác nhau nhưng đều có một điểm chung chính là xuất thân của Người. Quan Thế Âm Bồ Tát trước khi đắc đạo là con vua, thuộc dòng dõi quý tộc và có địa vị xã hội cao trong thời điểm bấy giờ.
Sau khi lớn lên, Quan Thế Âm Bồ Tát thấy cuộc sống có nhiều bất công, tiếng ai oán nên quyết tâm phát nguyện chí tu hành trở thành Phật để cứu vớt chúng sinh. Khi tu hành đắc đạo, Quan Thế Âm Bồ Tát trở thành vị Bồ Tát cả thể biến ảo ngũ sắc.
Tai có thể nghe thấy hình ảnh, mắt nghe thấy âm thanh và lưỡi nếm ngửi được mùi hương. Nhờ vậy là những lời khẩn cầu của chúng sinh đếu được truyền đến Ngài và được Ngài cứu giúp.
Tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật?
Là bậc giác ngộ chân lý, có công đức vô lượng, nhưng Ngài chỉ được niệm với danh hiệu Bồ Tát nhưng không phải Phật như mọi người lầm tưởng. Vậy sao Quan Thế Âm Bồ Tát lại không thành Phật? Xét về công đức tu hành thì Quan Thế Âm Bồ Tát hoàn toàn có thể thành Phật. Sở dĩ Ngài chỉ được gọi là Bồ Tát và nhất quyết không thành Phật. Vì đại nguyện thanh tịnh và cao đẹp của Ngài.
Trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: trong vô lượng kiếp trước, Quan Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Thế nhưng vì hạnh nguyện Đại Bi và muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các vị Bồ Tát và mang đến hạnh phúc thực sự cho chúng sanh nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm và trụ ở cõi Ta Bà. Đồng thời Ngài cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.
5 điều “Quán” của Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo điển tích Phật giáo, Quan Thế Âm Bồ Tát có 5 thần lực:
- Chân quán: Ngài có khả năng dung thông cả 6 giác quan. Năng lực quán chiếu, cảm nhận của Ngài là mạnh nhất trong các vị Bồ Tát
- Thanh tịnh quán: Khả năng giữ gìn được sự thanh tịnh. Dùng sự thanh tịnh này để loại bỏ những ô nhiễm trong thân – tâm
- Từ quán: Khả năng siêu độ chúng sinh, thoát khỏi sự đau khổ đến hạnh phúc
- Bi quán: Lòng từ bi vô điều kiện, cứu độ chúng sanh thoát khỏi cái tôi ích kỉ
- Quảng đại trí huệ quán: Trí tuệ siêu việt của Ngài soi sáng các cõi thoát khỏi u mê, lầm lạc, sân si. Để trở về con đường chánh đạo.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao Quan Âm Bồ Tát không thành Phật? Tuongmequanamda hi vọng rằng bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích.