Vì sao người Trung Quốc thường gọi Quan Âm Bồ Tát thay vì Quan Thế Âm Bồ Tát?

vi-sao-nguoi-trung-quoc-thuong-goi-quan-am-bo-tat-thay-vi-quan-the-am-bo-tat-tuongmequanamda

Quan Âm Bồ Tát hay Quan Thế Âm Bồ Tát đều là danh xưng phổ biến về danh hiệu của Ngài. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng Vì sao người Trung Quốc thường gọi Quan Âm Bồ Tát thay vì Quan Thế Âm Bồ Tát? Hay tại những ngôi chùa tại Trung Quốc thường được viết là Quan Âm Tự chứ không phải viết Quan Thế Âm Tự. Tuongmequanamda sẽ giải thích chi tiết trong bài viết này!

Vì sao người Trung Quốc thường gọi Quan Âm Bồ Tát thay vì Quan Thế Âm Bồ Tát?

Trong tiếng Hán, tên hiệu của Bồ Tát Quan Âm được gọi đầy đủ là Quan Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩). Nhưng nếu bạn từng đi đến chùa chiền ở Trung Quốc thì lại thấy ở đây không ghi đầy đủ tên hiệu của Ngài, mà chỉ ghi tắt Quan Âm (觀音)

Lý do chính là do tục lệ của quốc gia có nền văn hóa lâu đời tại Châu Á này. Và tục lệ này cũng được áp dụng trong nhiều đời vua tại Việt Nam. Đó chính là húy kị.

vi-sao-nguoi-trung-quoc-thuong-goi-quan-am-bo-tat-thay-vi-quan-the-am-bo-tat-1-tuongmequanamda

Húy kị là gì?

Húy kị hay còn được gọi là kỵ húy, kiêng húy, tỵ húy. Đây là việc tránh sử dụng một số tên gọi để bày tỏ sự tôn trọng trong xã hội tại các nước dân chủ chuyên chế thuộc khu vực văn hóa chữ Hán. Theo luật lệ từ xưa của một số nước phong kiến theo văn hóa Trung Quốc, người dân khi đặt tên cho con cái, đồ vật nào đó thì bắt buộc phải kiêng kỵ sử dụng tên húy của vua chúa, hay quan lại cấp cao.

Ngay cả khi nói hàng ngày cũng tuyệt đối không được nói hay viết trùng những cái tên trong danh sách cấm kỵ tên húy do nhà vua ban hành.

Nếu như có một người sở hữu tên phạm húy nhà vua. Thì bắt buộc người đó phải đổi tên của mình để tránh rước họa vào thân. Thực tế xa xưa vào thời Tần ở Trung Quốc, từng có một nho sĩ bị tru di cửu tộc vì viết chữ Chính trong Doanh Chính tức là tên húy của vua Tần Thủy Hoàng mà không thay đổi cách viết cho phù hợp.

Dù Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có tầm quan trọng trong Phật giáo. Thậm chí, có nhiều nhà vua Trung Quốc sùng bái đạo Phật. Thế nhưng, tên gọi của Quan Âm Bồ Tát cũng không thể tránh khỏi việc phải thay đổi do kỵ húy của nhà vua.

Quan Thế Âm Bồ Tát trùng với tên húy của vị vua nào?

Vua Đường Thái Tông – Lý Thế Dân (李世民) là một trong những vị vua vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Chữ Thế (世) trong Quan Thế Âm trùng với tên vua Đường. Dù triều đình vốn nổi tiếng sùng bái Phật Pháp, và Đường Thái Tông cũng là anh em kết nghĩa với Pháp sư Đường Huyền Trang (Đường Tam Tạng) thì tên Ngài cũng phải thay đổi để tránh phạm húy nhà vua.

Nên gọi Quan Âm Bồ tát hay Quán Âm Bồ tát?

Danh hiệu của vị Bồ Tát này có gốc Phạn ngữ là Avalokitesvara. Quán Âm hay Quan Âm đều là cách phát âm của chữ Hán Việt 觀音. Chữ đầu tiên có hai cách phát âm là Quan và Quán.

nen-goi-quan-am-bo-tat-hay-quan-am-bo-tat-tuongmequanamda

Quan nghĩa là quan sát, nhìn. Quán thì có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng. Nếu như quan là hoạt động của các giác quan – thu nhận thông tin bằng mắt. Thì quán là hành vi của tuệ giác, quán chiếu rõ bản chất. Quán Thế Âm Bồ Tát mang ý nghĩa lắng nghe, quán xét những thanh âm của thế gian để phổ độ chúng sinh khỏi những đau khổ.

Thông thường, mọi người sẽ gọi vị Bồ Tát này theo hai cách. Và xét thấy thì hai cách này đều chính xác. Nhưng xét sâu sắc hơn về ý nghĩa thì Quán Âm – Quán Thế Âm phù hợp với nguyện hạnh của Ngài hơn.

Vừa rồi, tuongmequanamda đã giúp bạn lý giải về Vì sao người Trung Quốc thường gọi Quan Âm Bồ Tát thay vì Quan Thế Âm Bồ Tát? Nếu có nhu cầu mua tượng Phật đá thì Cơ sở điêu khắc đá Phạm Gia là sự lựa chọn hoàn hảo đấy!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *